BỆNH SỤP MI MẮT BẨM SINH

Hôm nay Minh Tuệ xin tiếp tục chuyển đến mọi người một bài viết về các căn bệnh về mắt nguy hiểm cho trẻ em: Sụp mi mắt bẩm sinh

Nguyên nhân sụp mi

Bình thường mi trên che qua vùng rìa giác mạc (ranh giới giữa lòng trắng và lòng đen) phía trên khoảng 2mm. Nếu vượt quá giới hạn đó, người ta gọi là sụp mi. Có hai nhóm nguyên nhân là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

Bênh Sup Mi Mat

– Sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50-70% các trường hợp sụp mi, gồm sụp mi bẩm sinh đơn thuần, sụp mi bẩm sinh phối hợp (ví dụ phối hợp với liệt cơ nâng mi trên bẩm sinh, liệt dây thần kinh 3 bẩm sinh, hội chứng Marcuss-Gunn: nháy mi trong khi bệnh nhân nhai, sụp mi bẩm sinh phối hợp với dị dạng ở mặt: mi trên ngắn, 2 mắt xa nhau,…).

– Sụp mi mắc phải có thể gặp do liệt dây thần kinh III do hội chứng khe giơi (liệt dây thần kinh III, IV, V, VI do hội chứng đỉnh hố mắt, do hội chứng xoang hang, sụp mi do bệnh nhược cơ, sụp mi do cân cơ, sụp mi sau chấn thương, sụp mi do u mi, sụp mi sau bỏng…).

Ngoài ra, cần phân biệt với giả sụp mi, có thể gặp do nhãn cầu nhỏ, do viêm giác mạc…

  • Cơ chế sụp mi bẩm sinh 

Còn nhiều ý kiến khác nhau về cơ chế của sụp mi bẩm sinh. Nhưng ở các trường hợp sụp mi bẩm sinh, dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy một phần sợi cơ nâng mi trên bị thay thế bằng tổ chức sợi, tổ chức mỡ hoặc thoái hóa cơ nâng mi trên.

Phát hiện bệnh sụp mi như thế nào?
Khi mi trên che quá 1/5 trên của đường kính giác mạc (lòng đen) ở kinh tuyến 6-12 giờ (theo chiều trên dưới của lòng đen), cần phải đưa bệnh nhân đi khám chuyên khoa mắt.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *