PHAKIC: BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

PHAKIC: BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ

Tật khúc xạ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội khi trong một thống kê gần đây Tổ chức y tế thế giới WHO (2006) công bố tỷ lệ mù lòa và giảm thị lực do tật khúc xạ (153 triệu người) trong đó chủ yếu là tật cận thị lớn hơn so với do các bệnh mắt khác (151 triệu người)[1]. Đáp ứng nhu cầu xã hội, các phương pháp phẫu thuật để điều chỉnh tật khúc xạ đã được các nhà khoa học trên toàn thế giới nghiên cứu từ thế kỷ XIX. Cho đến nay phương pháp phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh (hay còn gọi là Phakic) ngày càng trở nên phổ biến và là sự lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân bị tật khúc xạ đặc biệt là cận thị nặng do hiệu quả điều trị cao và độ an toàn đã được nhiều tác giả nghiên cứu và báo cáo [2], [3], [4].

1. Phẫu thuật Phakic là gì?

Phương pháp đặt kính nội nhãn hậu phòng điều trị tật khúc xạ được tiến hành từ năm 1997, được nhiều tác giả thực hiện đồng thời. Kính được đặt giữa mống mắt và thuỷ tinh thể tự nhiên (không chạm vào thuỷ tinh thể).

2. Ưu điểm của phẫu thuật Phakic

  • Kính không tác động đến cấu trúc sinh học của giác mạc, vì vậy hoàn toàn phù hợp với những bệnh nhân không đủ điều kiện phẫu thuật LASIK, Femto,… do có độ khúc xạ cao và độ dày giác mạc mỏng.
  • Kính được đặt thông qua vết mổ nhỏ và có thể tháo kính bất cứ lúc nào khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Nhờ đặc tính tương thích sinh học cao với cơ thể người, kính có thể tồn tại lâu dài trong mắt giúp duy trì thị lực ổn định. Khi về già, trường hợp mắt bị đục thủy tinh thể hoặc gặp các bệnh lý về võng mạc, thấu kính có thể được rút ra dễ dàng bằng thủ thuật của bác sĩ, để thực hiện một phẫu thuật khác nhằm điều trị đục thủy tinh thể hoặc các bệnh lý võng mạc.
  • Bên cạnh đó, đặc tính chống tia UV của kính giúp ngăn chặn tác động không tốt của tia UV lên thủy tinh thể và võng mạc, qua đó giảm thiểu nguy cơ đục thủy tinh thể sau này. Với đặc điểm mềm, mỏng, nhẹ và được cố định trong mắt, thấu kính ICL EVO+ không gây cộm vướng, đồng thời không bị xô lệch bởi các tác động bên ngoài như dụi mắt hay khi vận động mạnh.

TLTK:

[1] Vũ Thị Thái và Bùi Thị Vân Anh (2006), Kết quả bước đầu sử dụng thủy tinh thể nhân tạo cài mống mắt điều trị cận thị cao trên mắt còn thủy tinh thể, Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, 8: tr. 43-51.

[2] Alio JL (2004), “Advances in phakic intraocular lenses: indications, efficacy, safety, and new designs”, Curr Opin Ophthalmol, 15: p.350-357.

[3] Sanders DR, Doney K, et al (2004), “United States Food and Drugs Administraton cinical trial of Implantable Collamer Lens (ICL) for moderate to high muopia: three – years follow – up”, Ophthalmology, 111; p. 1681 – 1692.

[4] Sanders DR, Vukich JA (2002), “Incidence of lens opacities and clinically significant cataracts with the implantable contact lens: comparison of two lens designs”, J Refract Surg, 18:673–682

[5] https://suckhoedoisong.vn/phakic-icl-phuong-phap-hieu-qua-trong-dieu-tri-can-thi-n182041.html

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *